(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 8/4 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu PHR
CTCK MB (MBS)
Năm 2023, dự án VSIP III Bình Dương đã đi vào vận hành đóng góp lợi nhuận hơn 83 tỷ đồng cho CTCP Cao su Phước Hoà (PHR – sàn HOSE). Sang năm 2024-2025, chúng tôi dự phóng lợi nhuận dự án này đem lại cho PHR khoảng 70-80 tỷ đồng.
Thêm vào đó, dự án NTU mở rộng giai đoạn 2 có thể được vận hành trong năm nay sau khi có phê duyệt về giá thuê, qua đó NTC đóng góp lợi nhuận 147/145 tỷ đồng cho PHR giai đoạn năm 2024-2025. Tổng hợp lại, chúng tôi dự phóng lợi nhuận mảng KCN đạt 409 tỷ đồng (tăng 3,8% so với năm trước)/427 tỷ đồng (tăng trưởng 4,4%) trong 2024-2025.
Tại Trung Quốc, năm 2023, sản lượng sản xuất ô tô tăng 11,6%, sản lượng xuất khẩu ô tô tăng 57,8% đã hỗ trợ tích cực cho giá cao su. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng tăng, đạt 1.481 USD/tấn trong tháng 2/2024, tăng 6,5% so với đầu năm và tăng 4,9%. Chúng tôi dự phóng giá bán cao su trung bình của PHR trong năm 2024-2025 đạt 35,8 triệu đồng/tấn (tăng trưởng 4,4%)/36,9 triệu đồng/tấn (tăng 2,9%). Qua đó, doanh thu bán cao su đạt 1.248 tỷ đồng (tăng trưởng 18,1%)/1.282 tỷ đồng (tăng trưởng 2,7%).
Chúng tôi dự báo lợi nhuận ròng của PHR giảm 20,4% trong năm 2024 do không còn ghi nhận tiền đền bù đất trước khi phục hồi 4,8% trong 2025 nhờ mảng KCN và cao su có diễn biến tích cực. Nếu loại trừ khoản tiền nhận từ bồi thường đất thì lợi nhuận của PHR trong năm 2024-2025 có thể tăng trưởng 17,5%/4,8%.
Dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024-2025 so với báo cáo trước lần lượt giảm 10,3%/47,9% do chúng tôi điều chỉnh thời gian ghi nhận dòng tiền của dự án Tân Lập 1 và Tân Bình mở rộng từ 2024-2025 sang năm 2026-2027 do tiến độ pháp lý chậm hơn so với dự kiến. Mặc dù điều chỉnh giảm EPS, chúng tôi duy trì giá hợp lý cho cổ phiếu PHR là 60.900 đồng/CP theo phương pháp SOTP do (1) chuyển mô hình định giá sang năm 2024 và (2) điều chỉnh giảm tỷ lệ tính WACC từ 16,1% xuống 14,6% do giảm phần bù rủi ro từ 9,6% xuống 9,0%, đồng thời khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu này.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu GMD
CTCK BIDV (BSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept với giá mục tiêu năm 2024 là 90.700 đồng/CP (upside 15,9% so với giá đóng cửa ngày 05/04/2024) – điều chỉnh tăng giá mục tiêu tăng 19% so với báo cáo trước đó.
BSC sử dụng trên phương pháp định giá từng phần thay cho phương pháp EV/EBITDA cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của GMD bởi chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế đóng góp từ Gemalink và SCS bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với mức tăng lợi nhuận đóng góp lần lượt +644%yoy và +40%yoy.
Năm 2024, BSC dự báo GMD ghi nhận doanh thu thuần 4.019 tỷ đồng (tăng 4,5% so với năm trước), Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 1.169 tỷ đồng (tăng trưởng 57%) – đã loại trừ lợi nhuận bất thường 2023 và 2024, tương đương EPS FW là 3.821 đồng, P/E FWD 20.9x.
Dựa trên những giả định sau: Hoạt động khai thác cảng: sản lượng khai thác cảng tại các công ty con tăng nhẹ 1,3% và giá dịch vụ bình quân tăng 3,8% nhờ thông tư 39/2023; Hoạt động logistics tăng 2,5% nhờ hợp tác với hai đối tác lớn trong ngành điện máy – gia dụng mới: Beko và Hitachi.
Lợi nhuận công ty liên doanh liên kết tăng 74% nhờ vào đóng góp tích cực đến từ Gemalink (tăng trưởng 644%) và SCS (tăng trưởng 4%).
Luận điểm đầu tư dành cho cổ phiếu GMD: Đóng góp lợi nhuận tích cực từ công ty liên doanh liên kết Gemalink và SCS (tăng 74%). Trong đó: lợi nhuận sau thuế Gemalink và SCS lần lượt đóng góp vào 127 tỷ đồng và 234 tỷ đồng (chiếm khoảng khoảng 31% lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 2024); Biên lợi nhuận gộp (hợp nhất) cải thiện tăng 0.5bsp nhờ nâng giá bốc dỡ theo thông tư 39/2023 thay thế cho thông tư 54/2018 trong bối cảnh sản lượng các công ty con hồi phục nhẹ.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MSN
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 12% và duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Tập đoàn Masan (MSN – sàn HOSE).
Chúng tôi duy trì quan điểm cho rằng các mảng kinh doanh tiêu dùng đa dạng, hàng đầu của MSN sẽ được hưởng lợi từ đà tăng trưởng tiêu dùng tại Việt Nam trong dài hạn. Trong giai đoạn 2023-26, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mảng bán lẻ tiêu dùng của MSN (tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của MCH, WCM, PL và MML) là 18%.
Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của MHT sẽ phục hồi từ khoản lỗ 92 tỷ đồng vào năm 2023 lên lợi nhuận 918 tỷ đồng vào năm 2024 và sau đó tăng trưởng với CAGR lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 7% trong giai đoạn 2024-26 khi hoạt động nổ mìn của MHT khởi động lại trong năm nay.
Chúng tôi nâng giá mục tiêu do 3 yếu tố sau. Đầu tiên, chúng tôi điều chỉnh tăng định giá của MCH thêm 10% nhờ lợi nhuận và số dư tiền mặt tốt hơn dự kiến trong bối cảnh ngành tiêu dùng gặp nhiều thách thức trong năm 2023.
Thứ hai, chúng tôi tăng định giá của WCM thêm 18% khi chúng tôi giảm 1 điểm % đối với tỷ lệ chiết khấu xuống 14% do chúng tôi tin tưởng hơn vào khả năng đóng góp lợi nhuận hoạt động bền vững của WCM cho công ty mẹ từ năm 2024.
Cuối cùng, chúng tôi điều chỉnh khoản nợ ròng tại cấp tổng công ty (Holdco) vào cuối năm 2023 trong định giá theo phương pháp tổng của từng phần (SoTP) của MSN giảm 10%, chủ yếu là do chúng tôi đưa khoản lợi nhuận dự báo là 1,1 nghìn tỷ đồng từ cổ tức tiền mặt hàng năm của TCB (20% thuộc sở hữu của MSN) vào định giá năm 2024.
Nguồn : https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/
- Tìm lý do để lạc quan với thị trường chứng khoán 2024
- Thị trường tài chính 24h: Sự chuyển biến lớn về xu thế vận động của chứng khoán
- Trung Quốc bình luận về hội nghị hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ
- BVSC: Lãi suất huy động đã tiến sát mức thấp nhất trong giai đoạn Covid, VND mất giá 2,2% từ đầu năm
- Hai nhà hoạt động khí hậu tạt súp vào bức Mona Lisa tại Paris