FE Credit dẫn đầu Top 3 công ty tài chính tiêu dùng báo lỗ lớn nhất

fe credit dan dau top 3 cong ty tai chinh tieu dung bao lo lon nhat 651aa41523142

Theo báo cáo thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam 2022 của Vietdata, hiện có 16 công ty tài chính được ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập không ổn định, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt.

Trong các công ty tài chính nói trên, trái ngược với Top 3 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế lớn nhất gồm Home Credit, Mcredit và HD SaiSon (lần lượt đạt 1.200 tỷ đồng; 960 tỷ đồng; 920 tỷ đồng) thì FE Credit, Lotte Finance, SHB Finance là 3 doanh nghiệp tài chính tiêu dùng có lợi nhuận sau thuế ở mức âm trong năm 2022, trong đó FE Credit dẫn đầu với mức âm gần 3.500 tỷ đồng.

tctd(1).jpg
Diễn biến lợi nhuận sau thuế của 3 công ty tài chính tiêu dùng trong 3 năm gần nhất. Nguồn: Vietdata

FE Credit

Công ty Tài chính FE Credit được thành lập vào tháng 2 năm 2015 với tư cách là công ty con 100% vốn của VPBank.

Tháng 10/2021, VPBank hoàn tất công việc bán điều kiện vốn 49% của FE CREDIT cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con của tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn.

Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.

Về tình hình kinh doanh, theo dữ liệu của Vietdata, thu nhập lãi thuần của FE Credit giảm lần lượt 12, 13% trong các năm 2020 và 2021. Sang năm 2022, con số này giữ nguyên ở mức khoảng 15.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dù thu nhập lãi thuần giảm nhẹ nhưng dự phòng rủi ro tín dụng của FE Credit tăng liên tục trong ba năm.

Cụ thể, năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng của công ty khoảng 9.500 tỷ đồng. Con số này tăng 22% trong năm 2021 và tăng 16.4% trong năm 2022, đạt gần 13.500 tỷ đồng. Theo Vietdata, dữ liệu trên cho thấy FE Credit đang trong tình trạng nợ xấu tăng.

Thu nhập lãi thuần giảm cùng với dự phòng rủi ro tín dụng tăng từng năm đã làm cho lợi nhuận sau thuế của FE Credit giảm mạnh trong năm 2022, ở mức âm gần 3.500 tỷ đồng. Trong khi hai năm trước đo ghi nhận mức lợi nhuận dương gần 3.000 tỷ đồng năm 2020 và 130 tỷ đồng năm 2021.

Lotte Finance

Lotte Finance được biết đến là một công ty tài chính tiêu dùng của Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp.

Năm 2017, LotteCard ký kết thỏa thuận mua lại 100% cổ phần của công ty tài chính TechcomFinance của ngân hàng Techcombank, đánh dấu sự mở rộng đầu tư và thâm nhập vào lĩnh vực Tài chính của tập đoàn LOTTE tại đây. Giấy phép kinh doanh của Công ty Tài chính Lotte (Lotte Finance) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt vào tháng 9 năm 2018, đưa LotteCard trở thành công ty thẻ tín dụng đầu tiên của Hàn Quốc được phép hoạt động tại Việt Nam.

Về tình hình kinh doanh, theo dữ liệu của Vietdata, thu nhập lãi thuần của Lotte Finance dao động ở 390 tỷ đồng trong hai năm 2020 và 2021. Sau đó tăng 15.5% vào năm 2022, đạt 450 tỷ đồng.

Trong khi đó, dự phòng rủi ro tín dụng có sự thay đổi liên tục. Cụ thể, năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng đạt khoảng 390 tỷ đồng. Con số này tăng 7.6% vào năm 2021 và giảm 22.5% và năm 2022, đạt 325 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của Lotte Finance ghi nhận mức âm trong ba năm. Tuy nhiên, mức lỗ có xu hướng giảm dần theo từng năm. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế ở mức âm gần 275 tỷ đồng, giảm lỗ 30% so với năm 2021 và giảm 44.4% so với năm 2020.

SHB Finance

Công ty tài chính SHB Finance, được thành lập ngày 12/06/2016 là một công ty trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Hiện nay, SHB Finance đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc và đang tiếp tục mở rộng thị trường của mình thông qua các chi nhánh và đối tác hợp tác.

Về tình hình kinh doanh, dữ liệu của Vietdata cho thấy, trong giai đoạn từ 3 năm từ năm 2020 đến năm 2022, công ty ghi nhận sự phát triển ổn định khi thu nhập lãi thuần, dự phòng rủi ro.

Năm 2022, thu nhập lãi thuần đạt gần 1.400 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021 và 41.4% so với năm 2020.

Dự phòng rủi ro năm 2022 của SHB Finance ở mức gần 1.300 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2021 và 108% so với năm 2020.

Lợi nhuận sau thuế của SHB Finance chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong 3 năm. Cụ thể, năm 2020, lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 60 tỷ đồng. Con số này giảm giảm gần 55%, đạt 26 tỷ đồng vào năm 2021. Đến năm 2022, lợi nhuận sau thuế giảm nghiêm trọng hơn và ghi nhận mức âm gần 105 tỷ đồng.

Nguồn: https://markettimes.vn/tai-chinh