Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang có những bước tiến phát triển nhanh chóng cả về chất lẫn về lượng khi nhu cầu về thực phẩm sạch như thịt và các sản phẩm từ sữa ngày càng tăng cao. Kéo theo nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi (TACN) chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo năng suất và sự tăng trưởng của vật nuôi.
Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất TACN của Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Uớc tính, Việt Nam nhập khẩu khoảng 22 triệu tấn nguyên liệu TACN mỗi năm, tương đương 60% nhu cầu toàn ngành. Trong khi TACN lại chiếm tới 70-80% chi phí nuôi heo, gia cầm. Do đó, biến động giá TACN tác động lớn đến chi phí sản xuất và các sản phẩm đầu ra.
Trong thành phần TACN, ngô, lúa mì và đậu tương là những thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau khi đồng loạt tăng mạnh trong những năm vừa qua do áp lực từ dịch bệnh, chiến tranh gây đứt chuỗi cung ứng gây ra khó khăn nhất định đối với các nhà máy sản xuất TACN nói chung và người chăn nuôi nói riêng. Đến nay giá các nguyên vật liệu TACN đã có chiều hướng hạ nhiệt. Theo báo cáo của Vietnam Report , giá nguyên liệu TACN trung bình cả năm 2023 giảm so với năm 2022. Trong 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN (lúa mì, ngô, đậu tương, thức ăn gia súc) khoảng 9,5 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên liệu TACN giảm tác động tích cực trước tiên đến các Doanh nghiệp sản xuất TACN, Doanh nghiệp chăn nuôi hiện đại theo mô hình 3F (FEED-FARM-FOOD) sau đó sẽ đến các hộ chăn nuôi cá thể.
Dự kiến tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2024
Nhiều đánh giá cho rằng giá TACN tiếp tục hạ nhiệt trong năm 2024 đặc biệt là giá đậu tương – nguyên liệu chủ yếu trong TACN đang xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 do triển vọng nguồn cung. Theo MXV, khép lại phiên giao dịch ngày đầu tiên năm 2024, giá đậu tương đã giảm mạnh gần 2%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6. Từ khi mở cửa, phe bán đã chiếm thế áp đảo.
Ngân hàng Thế giới dự báo giá ngũ cốc toàn cầu (nguyên liệu chính làm thức ăn chăn nuôi) giảm 6,5% yoy trong năm 2024. Trong đó, nguồn cung ngô dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 do điều kiện trồng trọt thuận lợi ở Argentina, Brazil và Mỹ.
Trong báo cáo Triển vọng Thị trường hàng hóa nông nghiệp thường niên của Ngân hàng Đầu tư Rabobank, thị trường hàng hóa nông sản thế giới dự kiến sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, mặc dù tình hình chưa hoàn toàn hồi phục nhưng triển vọng nhóm hàng nông sản vẫn tích cực hơn nhiều so với những năm trước đây.
Trong nước, Cục Chăn nuôi dự báo giá nguyên liệu và TACN thành phẩm sẽ tiếp tục có xu hướng giảm từ nay tới đầu năm 2024. Tính đến thời điểm hiện tại thì giá TACN đã hạ nhiệt 5 lần kể từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh đó, việc nâng cao mối quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ (một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu về nguyên liệu TACN của Việt Nam) kỳ vọng sẽ giúp duy trì được nguồn cung nguyên liệugiá thấp. Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệuTACN trong nghị định 101/CP-NĐ quy định điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2% từ 31/12/2021 và tiến tới dự thảo giảm thuế khô đậu tương về từ 2% xuống 0%.
nguồn: Vietnam Report
Lợi thế lớn cho các Công ty chăn nuôi khép kín
TACN chiếm tỷ trọng 70% chi phí trong chăn nuôi heo. Do đó các Công ty chăn nuôi hiện đại vốn chủ động trong việc sảnxuất TACN sẽ hưởng lợi khi giá nguyên liệu TACN giảm trong giai đoạn hiện nay và sắp đến.
Điển hình có thể kể đến Công ty Cổ phần chăn nuôi Nông nghiệp BAF (BAF), là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển trang trại theo mô hình chăn nuôi heo 3Fhướng tới phát triển bền vững. BAF đang vận hành 3 Nhà máy Thức ăn chăn nuôi (TACN) với tổng công suất khoảng 460.000 tấn/năm. Tất cả các nhà máy đều đạt được các chứng nhận quốc tế như GLOBAL G.A.P CFM 3.0 & FSSC 22000 V5.1 sau khi vượt qua 229 tiêu chuẩn đánh giá khắt khe. Các nhà máy TACN sản xuất thức ăn “Chay”, Thành phần cám 100% từ thực vật gồm ngô, đậu nành, đậu tương, vitamin khoáng chất đặc biệt có bổ sung thêm thảo dược, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe cho vật nuôi. Dưới sự hỗ trợ của tập đoàn Tân Long – đơn vị nhập khẩu nông sản Top đầu Việt Nam, BAF có lợi thế trong việc tiếp cận nguồn nông sản giá rẻ phục vụ cho sản xuất TACN.Theo thông tin từ phía Công ty, giá vốn chăn nuôi heo hiện đang ở mức 40.000đ/kg – mức thấp nhất trong số các doanh nghiệp chăn nuôi hiện tại. Việc giá nguyên liệu TACN đang ở mức thấp trong thời gian sắp đến góp phần hạ giá vốn, giảm chi phí sản xuất đáng kể cho BAF nói riêng và các Công ty chăn nuôi hiện đại nói chung.
anh truong
- Giới đầu tư thận trọng hơn trước dữ liệu lạm phát sắp được công bố
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/1
- Nắm nhiều cổ phiếu ngân hàng, nhưng PYN Elite vẫn thua thị trường trong tháng 2
- Ngân hàng số Liobank được vinh danh Giải pháp tài chính cá nhân sáng tạo
- NHNN yêu cầu Ban kiểm soát nội bộ các ngân hàng tăng cường giám sát, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra