Khủng hoảng và mất an ninh lương thực trong năm 2024, thách thức và cơ hội với các doanh nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam

Anh man hinh 2023 11 21 luc 13.09.24

Trong bối cảnh giá lương thực đang tăng phi mã thì những doanh nghiệp trong các ngành về nông nghiệp sẽ hưởng lợi đầu tiên đặc biệt là Việt Nam, đất nước vốn có thế mạnh về nông nghiệp. Ông Marc Elliott, chuyên gia đầu tư chuyển đổi năng lượng tại Union Bancaire Privee cho biết: “Đầu tư vào cổ phiếu nông nghiệp có lẽ là một cách tốt để phòng ngừa biến đổi khí hậu và những rủi ro địa chính trị nhất định”

Anh man hinh 2023 11 21 luc 13.09.24

Mt trong nhng mt hàng tiêu biu nht ca nông nghip đó là go. Thị trường gạo Việt Nam ghi nhận những kỷ lục mới về xuất khẩu trong năm nay. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, hoàn thành 89% kế hoạch cả năm. Lũy kế 8 tháng 2023, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng hơn 35,7% về giá trị, người nông dân lãi lớn.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp gạo ở Việt Nam như LTG, PAN, TAR,… thì đang gặp 1 vấn đề tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu doanh thu khá thấp, đa phần không có vùng nguyên liệu, chủ yếu phải đi thu mua giá lúa qua thương lái. Riêng TAR là có vùng nguyên liệu liên kết với nông dân, chỉ đáp ứng được 10% công suất gạo, qua đó biên lợi nhuận đầu ra không cao mặc dù trong bối cảnh giá gạo tăng.

Bên cạnh những thuận lợi về vĩ mô tác động lên đà tăng giá gạo như nguồn cung co hẹp lại, Ấn độ hạn chế xuất khẩu gạo trắng, Thái lan thời tiết khô hạn,.. thì các nước vẫn đang tích cực tăng cường nhập gạo để chuẩn bị cho khủng hoảng lươngthực trong thời gian tới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Anh man hinh 2023 11 21 luc 13.03.50

Tiếp theo là ngành chăn nuôi. Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh từ đầu năm đến nay khiến cho cả nông hộ và các cơ sở chăn nuôi gặp khó khăn. Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian gần đây, nhưng ảnh hưởng là không nhỏ khi các hộ dân thua lỗ và từ bỏ chuồng trại, hạn chế tái đàn khiến nguồn cung dần rơi về các doanh nghiệp chăn nuôi hiện đại theo mô hình 3F (FEED-FARM-FOOD). Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 6 tháng đầu năm 2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, nhưng dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, nguy cơ các chủng virus cúm và dịch bệnh khác xâm nhiễm từ nước ngoài. Theo thống kê ,cả nước có 10 triệu hộ chăn nuôi, đến năm 2021 còn 4 triệu hộ, nay còn không tới 2 triệu hộ.

Đây được xem là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp chăn nuôi hiện đại như BAF, DBC trong việc giành lấy thị phần. Đặc biệt là gần đây dịch ASF (dịch tả heo Châu Phi) trở lại và đang diễn ra nghiêm trọng trong bối cảnh thời điểm tiêu thụ cao nhất trong năm. Dịch ASF ảnh hưởng mạnh đến nông hộ và cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong khi các công ty chăn nuôi hiện đại theo chuẩn 3F như vốn có an toàn sinh học cao như BAF sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Làn sóng bán heo “chạy dịch” diễn ra một thời gian dài từ các nông hộ cùng cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, bên cạnh một số lượng lớn heo bị bị tiêu huỷ trong thời gian quan khiến nguồn cung heo đang cạn kiệt. Dự kiến giá heo đang có xu hướng tăng trở lại trong thời gian tới

Anh man hinh 2023 11 21 luc 13.04.50

Doanh thu, lợi nhuận BAF 9T2023 năm và chuồng trại công nghệ cao đạt chuẩn 3F

    Nguồn: BAF

Cuối cùng là những doanh nghiệp sản xuất phân bón. Kể từ khi chiến tranh xảy ra, Nga cắt đường ống khí đốt với Châu Âu và khiến cho nguồn cung phân bón bị khan hiếm , giá Ure vào sóng tăng mạnh sau đó thì có dấu hiệu đảo chiều và chững lại. Tuy nhiên gần đây với việc dự báo cho siêu El nino và Nga cho dừng thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine đã làm dấy lo ngại ảnh hưởng an ninh lương thực toàn cầu. Từ đó khiến các quốc gia tăng cường gieo trồng và tiêu thụ phân bón. Dự báo giá ure thế giới sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2023. VDSC nhận định, giá ure nội địa biến động khá tương quan với giá ure thế giới, do đó kỳ vọng trong nước tăng hơn 12% so với đầu năm. Còn đối với giá NPK, kể từ đầu năm, do tốc độ giảm giá NPK ít hơn so với ure, nên giá NPK sẽ đi ngang trong nửa cuối năm.

Đối với các doanh nghiệp phân bón Ure như DCM , DPM có thể sẽ quay trở lại đạt mức lợi nhuận ấn tượng trong giai đoạn cuối năm và sang năm 2024, do một phần vào vụ mùa Đông Xuân lớn nhất trong năm, sản lượng sản xuất cuối năm thường cao hơn đầu năm từ 5%-12%. Ngoài ra, cổ tức tiền mặt cao vẫn luôn là điểm sáng hấp dẫn nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp nhóm ngành Phân bón.

Tien Anh