Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam đạt hơn 405 triệu USD trong tháng 6, tăng 2,7% so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 6/2023, nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam đạt hơn 2,3 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, Arghentina là nhà cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Arghentina đạt hơn 592,8 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022 nhưng chiếm tới 25,4% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Đáng chú ý, mặc dù nhập khẩu từ các quốc gia đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ trong nửa đầu năm, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ Ấn Độ lại đang chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường trong nửa đầu năm.
Cụ thể, trong tháng 6, Việt Nam chi hơn 16,2 triệu USD để nhập khẩu nhóm ngành này từ Ấn Độ, giảm 22,4% so với tháng 6/2022. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ quốc gia này đạt hơn 352 triệu USD, tăng mạnh 111% so với cùng kỳ và tăng mạnh nhất trong số các thị trường. Ấn Độ đồng thời cũng là nhà cung cấp lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 15% thị phần.
Trong năm 2022, Việt Nam chi hơn 377,9 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ, như vậy có thể thấy kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đã bằng 94% so với kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ trong cả năm 2022.
Trên thị trường thế giới, số liệu từ Worldgrain cho biết 4 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Ấn Độ sản xuất đến 64% sản lượng thức ăn chăn nuôi trên thế giới. Đối với Việt Nam, nước ta đã có sự phục hồi mạnh mẽ về sản lượng thức ăn chăn nuôi trong năm 2022, lọt vào top 10 quốc gia trên thế giới với sản lượng trên 26 triệu tấn. Như vậy Ấn Độ có sản lượng gấp 1,65 lần so với Việt Nam.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng ở một số khu vực, bao gồm mức tăng Mỹ Latinh (1,6%), Bắc Mỹ (0,88%) và Châu Đại Dương (0,32%), trong khi Châu Âu giảm 4,67%, Châu Phi 3,86% và Châu Á – Thái Bình Dương cũng giảm 0,51%.
Theo Worldgraine, sản lượng thức ăn chăn nuôi trong ngành nuôi trồng thủy sản và gia cầm tăng trong khi thức ăn cho gia súc lại có xu hướng giảm. Trong năm 2022, mặc dù sản lượng thức ăn chăn nuôi giảm nhẹ nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ và Brazil.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi cho heo đã giảm gần 3% trên toàn cầu trong năm 2022. Tuy nhiên tại các quốc gia như Trung Quốc, Brazil, Mexico và bao gồm cả Việt Nam, giá thịt lợn tăng cao đã khiến ngành chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng tốt
Sản lượng thức ăn cho bò giảm nhẹ 0,34% trên toàn cầu. Xu hướng giảm tiếp tục ở châu Âu, nhưng tăng ở hầu hết các khu vực khác. Ở Úc, việc giảm trọng lượng thức ăn chăn nuôi là kết quả của việc nguồn cung thức ăn lớn nhưng nhu cầu về thịt lại không thay đổi.
Nguồn: markettimes.vn/nganh-hang
- Kinh Bắc chuẩn bị chuyển nhượng khoản đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng
- Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết kêu gọi viện trợ ở Gaza
- Tự doanh khởi sắc, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) báo lãi quý 2 tăng 388%
- Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9
- Kinh tế trở lại thời hoàng kim sẽ là lúc ngành ngân hàng dẫn sóng