(ĐTCK) Thị trường có tuần giảm điểm khá mạnh khi chịu áp lực từ nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, công ty chứng khoán đồng loạt điều chỉnh. Trong khi đó, điểm sáng hiếm hoi thuộc về HVN với thông tin kết quả kinh doanh 2023 và một số cổ phiếu nhóm dầu khí như PVS, PVC, PVB, PTV…
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 28,98 điểm (-2,26%), xuống 1.255,11 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 127.06 tỷ đồng, tăng 12,4% so với tuần trước, cải thiện trở lại khi công ty chứng khoán VnDirect đã kết nối với các sở giao dịch.
Trong tuần, thị trường đón nhận nhiều thông tin trong tuần như: Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI – ngành sản xuất Việt Nam giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3/2024.
Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Tuần qua, áp lực điều chỉnh chính đối với chỉ số đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, tài chính với các mã ngân hàng như MBB (-8,07%), VIB (-7,72%), CTG (-6,61%), STB (-6,33%), TCB (-4,94%), ACB (-4,7%), TPB (-4,7%), BID (-3,7%), OCB (-3,7%), EIB (-3,3%), (HDB -3,1%)…
Trong khi các cổ phiếu chứng khoán ghi nhận TVB (-10,38%), ORS (-8,31%), AGR (-8,07%), VDS (-7,73%), VCI (-7,62%), FTS (-6,4%), VIX (-6,1%), SSI (-4,4%), VND (-3,9%)…
Nhóm cố phiếu khu công nghiệp bị chốt lời sau những tuần tăng điểm tích cực với SIP (-9,89%), DPR (-7,16%), SZC (-6,48%), SNZ (-6,38%), KBC (-5,58%) …
Trong khi đó, các cổ phiếu bất động sản phân hóa với NVL (+6,09%) khi được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, HAR (+11,59%), NTL (+8,78%), PXL (+6,77%), TCH (+5,1%)… nhưng chịu áp lực bán vẫn là HPX (-8,78%), VPH (-6,47%), IJC (-5,7%), ITC (-5,67%) …
Ngược dòng thị trường là nhóm cổ phiếu dầu khí trước những thông tin về dự án Lô B Omôn và giá dầu tăng giá mạnh với POS (+20,31%), PVC (+11,49%), PGS (+11,11%), PTV (+10,87%), PVS (+7,65%), PVB (+7,41%) …
Trên sàn HOSE, cổ phiếu HVN của VietNam Airlines nổi bật khi 4/5 phiên tăng điểm tích cực, trong đó, phiên đầu tuần bùng nổ khi tăng kịch trần và tính từ đầu năm tới nay, thị giá HVN đã tăng hơn 30%.
Mới đây, VietNam Airlines đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2023 với doanh thu tích cực khi đạt 92.231 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2022. Mặc dù vậy vẫn lỗ ròng 5.631 tỷ đồng, dù thấp hơn khá nhiều so với con số lỗ hơn 11.200 tỷ đồng của năm 2022.
Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu mới đây đã nhận cảnh báo hoặc quyết định hủy niêm yết bắt buộc đều lao dốc và giảm sâu, thậm chí nhiều phiên giảm sàn như SCD, POM, QBS, APC.
Các mã còn lại đều là những mã nhỏ, có tính đầu cơ cao như RDP, AGM, TLD, KPF, SVD, EVG. Trong đó, SVD bị bán chốt lời khá mạnh sau khi là cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn vào tuần trước với mức tăng gần 40%.
Trên sàn HNX, cổ phiếu HMR sớm bị chốt lời sau tuần bứt phá trước đó khi là mã tăng cao thứ hai trên sàn khi +43,3%.
Tuần này, cổ phiếu HMR liên tục có những phiên giảm sâu như 01, 02 và 04/4 khi đều giảm sàn và được mua bắt đáy, tăng kịch trần trong phiên cuối tuần.
Các cổ phiếu đáng chú ý khác như MST khi cũng có tuần lao dốc, thanh khoản luôn nằm trong top cao nhất sàn. Trong đó, phiên cuối tuần khớp tới hơn 3,1 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, cổ phiếu PIV bị chốt lời sau khi tuần trước đã tăng tới gần 70%, thanh khoản cũng có sự gia tăng đáng kể trong tuần, với trung bình trên dưới 0,4 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.
Tương tự là HII khi tuần trước là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai trên UpCoM với mức tăng hơn 70,5%.
Trong khi đó, cổ phiếu AAH tiếp tục bị xả mạnh, sau khi tuần trước cũng giảm tới hơn 31%.
Nguồn : https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/
- Là chủ lực của MWG 5 năm tới, chuỗi Bách Hoá Xanh có triển vọng thế nào?
- Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán nửa cuối năm khó kiếm lời lớn như nửa đầu năm
- Một xã ở Thanh Hoá có gần 200 hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
- Gần 160.000 doanh nghiệp thành lập mới năm 2023
- Kinh doanh năm 2024 của Đạm Cà Mau được dự báo lạc quan